
BUỔI SÁNG:
07h30: Xe và HDV Quy Nhơn Go Travel đón khách tại điểm hẹn trong TP Quy Nhơn khởi hành tham quan:
Làng nón ngựa Phú Gia: thuộc xã Cát Tường, huyện Phù Cát cách Quy Nhơn khoảng 45km về hướng bắc, với hơn 400 hộ tham gia sản xuất. Nghề làm nón ở Phú Gia đã có từ rất lâu và được lưu giữ cho đến tận bây giờ. Đây là làng nghề đặc biệt, chuyên làm nón cho các quan đi ngựa, cũng từ đó nón được gọi Nón Ngựa hay Nón Ngựa Phú Gia (của Làng Phú Gia). Khi nhìn chóp nón, chúng ta biết được chức vị hoặc gia thế của người đội nón.
Tiếp tục đến Thị xã An Nhơn. Quý khách sẽ lần lượt được tham quan và trải nghiệm thực tế tại các làng nghề truyền thống: làng rèn Tây Phương Danh, làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, làng bún An Thái, làng rượu Bàu Đá. Tại đây quý khách được tìm hiểu về quy trình nấu rượu Bầu Đa theo truyền thống: cách thức chọn gạo, lên men, ủ, nấu và chiết rượu. Quý khách được học cách phân biệt rượu ngon, nếm thử rượu. Điều đặc biệt quý khách có thể mua rượu thứ thiệt tại làng nghề.
BUỔI TRƯA:
Thưởng thức bữa trưa tại nhà hàng địa phương với các món truyền thống phổ biến của người Bình Định: Nem – Lụi Chợ Huyện nổi tiếng
BUỔI CHIỀU:
Quý khách tiếp tục tham quan Thành cổ Đồ Bàn – còn gọi là Vijaya, thành cổ Chà Bàn hay thành Hoàng Đế, thành Bình Định. Thành tọa lạc trên một gò đất cao, bằng phẳng thuộc xã Nhơn Hậu (thị xã An Nhơn), cách TP. Quy Nhơn khoảng 27 km theo hướng tây bắc. Đây là di tích lịch sử quan trọng được xếp hạng cấp Quốc gia (năm 1982) của tỉnh Bình Định, một trong những niềm tự hào của những người con xứ võ khi nhắc về quê hương. Trong phong trào Thơ mới, có một nhóm thơ rất nổi tiếng hình thành trên đất Bình Định gồm bốn thành viên Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan và Chế Lan Viên. Nhóm thơ này lấy tên “Bàn Thành tứ hữu” nghĩa là bốn người bạn ở thành Đồ Bàn
Sau đó, Quý khách tham quan Tháp Cánh Tiên – nằm trên đỉnh một quả đồi thấp thuộc thôn Nam Tân, xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn. Trong số những tháp cổ Chăm Pa còn lại ở tỉnh Bình Định, tháp Cánh Tiên không chỉ là một trong những kiến trúc còn khá nguyên vẹn, mà còn thuộc nhóm những cụm tháp ít thấy trong lịch sử kiến trúc Chăm Pa là khu đền chỉ có một tháp, mặc dầu chỉ có một tháp đơn lẻ song hình dáng, cấu trúc của tháp Cánh Tiên lại không hề khác với các ngôi tháp vuông nhiều tầng xây bằng gạch vào loại lớn của Chăp Pa, tháp cao gần 20 mét.
Điểm dừng cuối cùng trong chương trình là Chùa Thập Tháp – Một ngôi chùa đẹp tinh tế và cổ nhất tại Bình Định và các tỉnh miền trung. Chùa năm trên đồi Long Bích, thuộc kinh đô Đồ Bàn. Tên chùa “Thập Tháp” là nguyên trước đây trên khu đồi này có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ. Tên “Di Đà” là danh hiệu đức Phật giáo chủ cõi Cực lạc. Di Đà cũng có nghĩa là lý tánh, bản giác của chúng sinh. Tập hợp các ý nghĩa trên, tổ đình mang tên Thập Tháp Di Đà Tự. Ngoài ra, tại nơi đây Quý khách còn được nghe Hướng dẫn viên kể về truyền thuyết “Hòn đá chém” nổi tiếng.
Trở về lại Quy Nhơn, kết thúc Tour làng nghề Bình Định 1 ngày – Làng nghề trên kinh đô xưa. Chia tay và hẹn gặp lại trong những chuyến đi tiếp theo cùng Quy Nhơn Go Travel